“Số 1 về phụ tùng xe sang”
Đường dây nóng
0924858222- 0931837555
0
Tìm kiếm sản phẩm
Tìm kiếm
banner trai

Sản phẩm tiêu biểu

Lá phổi của xe- lọc gió động cơ quan trọng như nào?

Được ví như những “buồng phổi” trên mỗi chiếc ô tô, bộ phận lọc gió động cơ, điều hòa hay lọc dầu... cần được về sinh thay thế định kỳ để đảm bảo cho xe vận hành ổn định.

Các vấn đề thường gặp của hệ thống lọc động cơ

- Sự ăn mòn động cơ:

Nguyên nhân số 1 gây ra mòn động cơ chính là cặn bẩn.
Các chuyên gia ô tô đồng ý rằng cặn bẩn là nguyên nhân số một gây ra mòn động cơ. Thoạt nhìn, có vẻ như không thể. Các hạt cặn bẩn của động cơ quá nhỏ - chỉ là các thông số về cặn bụi - và động cơ là một loại máy móc tinh vi, được làm từ các hợp kim bền nhất. Làm thế nào các hạt nhỏ bé này có thể mang đến sự suy yếu người khổng lồ công nghệ cao? Câu trả lời nằm ở chỗ các hạt bụi bẩn này là cực nhám và tạo nên sự mài mòn. Chúng bao gồm các hạt bụi đường và hạt lẫn trong không khí được đưa vào động cơ qua hệ thống khí nạp, cũng như các mạt kim loại được tạo ra trong quá trình sản xuất và mài mòn bên trong động cơ. Các hạt này dịch chuyển theo dầu nhớt vào giữa các ke hở có độ chính xác cao của bạc lót và các bộ phận chuyển động khác. Một khi chúng tác động ở giữa các bộ phận này, chúng tạo ma sát mài mòn và làm xước bề mặt, thay đổi khoảng trống khe hở, và tạo ra nhiều mảnh vụn kim loại. Khi quá trình mài mòn này tiếp tục, các bộ phận chính xác dần dần trở nên lỏng lẻo và mỏi cho đến khi chúng bị phá hỏng hoàn toàn.

- Sự thoái hóa dầu bôi trơn:

Ngoài việc tấn công các thành phần động cơ, cặn bẩn và các chất gây ô nhiễm khác hoạt động làm thoái hóa dầu nhớt, sự sống còn trong việc bôi trơn động cơ. Các phân tử muội được tạo ra trong quá trình đốt cháy có thể bị ép qua xéc măng và vào trong dầu bôi trơn. Những muội bẩn này sẽ liên kết với nhau để hoạt động như những miếng bọt biển nhỏ, hấp thụ những chất phụ gia quan trọng và rút ngắn tuổi thọ dầu nhớt. Muội cũng làm hao tổn độ nhớt bằng cách làm cho dầu nhớt đặc hơn. Và với sự hiện diện của hơi nước, sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy sẽ phản ứng hóa học để tạo ra axit ăn mòn và gây gỉ sét.

Giải pháp

Lọc gió thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.
Vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 - 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bọ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.
Lọc gió nằm trong khoang động cơ, việc tháo lắp bộ phận này cũng khá đơn giản nên người dùng ô tô có thể tự kiểm tra, vệ sinh hay thay lọc gió mới mà không cần mang xe tới gara.
Lọc là chìa khóa để ngăn ngừa việc sửa chữa tốn kém gây ra bởi cặn bẩn động cơ. Lọc chỉ đơn giản là một phương pháp loại bỏ chất gây ô nhiễm bằng cách thu và giữ chúng bên ngoài hệ thống khí nạp và hệ thống tuần hoàn của dầu bôi trơn. Tuy nhiên, để lọc có hiệu quả thật sự thì nó phải có khả năng thu giữ các chất cặn bẩn gây ô nhiễm với mọi kích cỡ và mọi chủng loại, và điều này cho thấy không hẳn bất cứ chiếc lọc nào có hình dạng, kích thước giống nhau cũng có hiệu quả như nhau.

Quy trình thay lọc gió ô tô

Bước 1: Lọc gió nằm ở trong khoang động cơ, tức là cần mở nắp ca-pô ra trước tiên.
Lưu ý, nếu xe vừa hoạt động xong nên để nghỉ một thời gian để tỏa nhiệt động cơ, sau đó mới thực hiện.
Bước 2: Xác định vị trí lọc gió.
Bộ phận này thường đặt trong một chiếc hộp, được thiết kế để dễ tìm thấy. Hộp có thể được cài bằng lẫy hoặc bắt vít tùy xe. Trước khi lấy lọc gió ra ngoài nên nhớ vị trí ban đầu để lúc lắp lại dễ dàng hơn.

Bước 3: Tháo lọc gió.
Có thể vệ sinh bằng cách gõ nhẹ xuống mặt đất để bụi bẩn rơi ra ngoài. Sau đó dùng máy xịt khí để thổi bụi ở các khe của tấm lọc. Tránh xịt với áp suất cao khiến rách màng lọc. Lưu ý, không được để nước lọt vào lọc gió bởi nước sẽ làm hỏng bộ phận này, đặc biệt với lọc gió giấy. Trường hợp lọc gió đến kỳ thay thế thì bỏ đi lọc gió cũ và thay bằng loại mới.

Xịt bụi lọc gió.
Bước 4: Lắp lại lọc gió vào vị trí cũ.
Nhớ ấn lẫy hoặc bắt vít chặt, sau đó đóng nắp hộp lọc gió lại. Đóng nắp ca-pô.

Các tin khác

Các hãng xe sang